Thứ 2, Ngày 29 tháng 12 năm 2014, 10:23

Tài nguyên

Trên lãnh thổ Việt Nam, Than được phân bố theo các khu vực như: Bể than Antraxit Quảng Ninh, Bể than Đồng bằng sông Hồng, Các mỏ than vùng Nội địa, Các mỏ than Bùn...
Trên lãnh thổ Việt Nam, Than được phân bố theo các khu vực như: Bể than Antraxit Quảng Ninh, Bể than Đồng bằng sông Hồng, Các mỏ than vùng Nội địa, Các mỏ than Bùn...
 
                                    Khai trường than Núi Béo - Quảng Ninh
 
Bể than Antraxit Quảng Ninh: Nằm về phía Đông BẮc Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương - Cái Bầu - Vạn Hoa dài khoảng 130km, rộng từ 10 đến 30 km, có tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn, trong đó: tính đến mức cao -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm thăm dò tương đối chi tiết, là đối tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay, tính đến mức cao -1000m có trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò. Than Antraxit Quảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu mối giao thông... rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Than Antraxit Quảng Ninh đã được triều đình nhà Nguyễn khai thác từ năm 1820 và người Pháp khai thác từ nãm 1888-1955. Từ năm 1955 đến nay do chính phủ Việt Nam quản lý và khai thác. Than Antraxit Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với tên thương mại "Hòngay Antraxit".
 
                                                              Bể than Sông Hồng
 
Bể than Đồng bằng sông Hồng: Nằm trọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ Lý, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam... Với diện tích khoảng 3500 km2, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn. Khu vực Khoái Châu với diện tích 80km2 đã được tìm kiếm thăm dò với trữ lýợng khoảng 1,5 tỷ tấn, trong ðó khu vực Binh Minh, với diện tích 25km2 đã được thăm dò sơ bộ với trữ lượng 500 triệu tấn hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác ðể mở mỏ đầu tiên. Các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu -100 đến -3500m và có khả nãng còn sâu hơn nữa. Than thuộc loại Abitum B (Subbituminous B), rất thích hợp với công nghệ nhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoá chất.
 
Các mỏ than vùng Nội địa: Có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ở nhiều tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu - lửa dài (mỏ than Na Dương, mỏ than Ðồng Giao); than bán Antraxit (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoà, mỏ than Nông Sơn); than mỡ (mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố)..., có nhiều mỏ than hiện đang được khai thác.
 
Các mỏ than Bùn: Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam, đây là loại than có độ tro cao, nhiệt lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ được sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp. Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự kiến có khoảng 7 tỉ mét khối.
 
CÁC KHOÁNG SẢN KHÁC:
 
Bauxit có nguồn gốc trầm tích: Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Việt Nam như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An... có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố rải rác ở nhiều tỉnh.
 
Bauxit có nguồn gốc phong hoá (Bauxit laterit): Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Việt Nam như Ðắk Nông, Ðắk Lắk, Gia Rai, Kon Tum, Lâm Ðồng, Bình Dương, Quảng Ngãi...
 
Tổng trữ lượng quặng Bauxit nguyên khai ở Việt Nam khoảng 8 tỉ tấn, trong đó chủ yếu quặng Bauxit laterit.
 
Bauxit vùng Ðắk Nông có trữ lượng khoảng 5 tỉ tấn đã được tìm kiếm đánh giá và một phần đã được thăm dò, hiện tại đang tiến hành nghiên cứu để khai thác, luyện Alumin.
 
Các khoáng sản khác như: Đồng, Chì, Kẽm, Thiếc, Titan, Crômmit, Vàng, Bạc, Đá quý... phân bố rải rác ở các tỉnh Của Việt Nam với trữ lượng không nhiều, hiện đã được tìm kiếm, thăm dò một số điểm mỏ đang được khai thác.
                                                                                   TÁC GIẢ BÀI VIẾT: VINACOMIN